Giỏ hàng

LO ÂU - MỘT VỊ KHÁCH KHÔNG MỜI MÀ TỚI

Tại sao não bộ khiến ta luôn nghĩ đến những gì tồi tệ nhất? Để lí giải cho câu hỏi này, Tiến sĩ David A.Carbonel - một nhà tâm lí học lâm sàng, chuyên gia trong lĩnh vực điều trị rối loạn lo âu tại Chicago đã viết câu trả lời gói gọn trong hơn 300 trang giấy của cuốn “Trò bịp bợm của lo lo âu”. 

“Trong cuốn sách này, tôi sẽ giúp bạn xác định những trò bịp bợm của lo âu, tìm ra bằng chứng tồn tại của chúng trong cuộc đời bạn, thay đổi mối quan hệ của bạn với lo âu sao cho sức mạnh quấy phá cuộc sống của chúng sẽ giảm xuống một mức độ bình thường hơn.”

Hơn hết, một điều đặc biệt trong cuốn sách này là Tiến sĩ Carbonell đã chuyển hướng cuộc hội thoại về sự lo âu, từ nỗ lực phân tích hay trục xuất nó, sang thay đổi mối quan hệ giữa nó với chúng ta, để sự hiện diện của những ngờ vực và những suy nghĩ gây lo lắng chỉ gây ra một chút đau khổ.

1. Lo âu là gì?

Lo âu là những suy nghĩ và hình ảnh mà ta trải qua, dự báo về điều tồi tệ trong tương lai. Không ai biết trước được tương lai, nhưng những nỗi lo lắng vờ như là chúng biết, và theo chúng thì tương lai là tồi tệ, vô cùng tồi tệ.

Nó giống như những kẻ cuồng tín thực hiện một nhiệm vụ. Chúng mang theo một lời nhắn mà chúng cho là quan trọng, một lời cảnh báo. Chúng sẽ trình bày lời cảnh báo đó, lặp đi lặp lại, ngay cả khi nó làm hỏng không khí của buổi tiệc, ngay cả khi không ai muốn nghe về nó, bởi chúng nghĩ rằng chúng có thể giúp bạn tránh khỏi rắc rối theo cách này.

Và cũng vì thế mà chẳng ai thích những mối lo lắng xuất hiện. Người ta cũng chẳng cảm kích trước những lời cảnh báo chúng mang đến, bởi theo họ, những lời cảnh báo đó là phóng đại, hi hữu, tập trung vào một vấn đề giả định ít có khả năng xảy ra. Nhưng để xua đuổi chúng ra khỏi đầu ta lại là một điều rất khó.

(Theo cuốn “Trò bịp bợm lo âu”)

2. Mối quan hệ kép của bạn với lo âu và cách giải quyết nó

Nếu như bạn phải vật lộn với chứng lo lắng mạn tính, nhiều khả năng là bạn liên kết sự lo lắng với nguy hiểm theo hai cách sau:

2.1. Coi lo âu là một lời cảnh báo quan trọng

Đôi khi bạn coi nội dung của suy nghĩ gây lo lắng là một dự đoán quan trọng về hiểm nguy. Có vẻ đối với bạn, những suy nghĩ như Nhỡ mình bị mất việc thì sao? hay Nhỡ mình bị ung thư thì sao? là những lời cảnh báo hợp lí về vấn đề với công việc hay với sức khỏe của bạn, một dấu hiệu của rắc rối ở thế giới bên ngoài. Để phản ứng lại, bạn cố gắng bảo vệ bản thân khỏi nguy hiểm giả định đó, hoặc cố gắng chứng minh rằng không có nguy hiểm nào tồn tại, để bản thân có thể thoải mái hơn và ngừng lo lắng. Ví dụ:

Tranh cãi với lo âu: Bạn có thể sẽ tranh luận với suy nghĩ của chính mình, theo cùng một cách mà bạn tranh luận với người khác. Đây là một trò chơi “luận điểm - phản bác”

Tôi: Nhỡ tôi mất việc và chúng ta phải ra đường thì sao?

Vẫn là tôi: Không có chuyện đó đâu, công ty cần tôi mà!

Tôi: Những nhỡ điều đó xảy ra thì sao?

Dù bạn có đưa ra bằng chứng hay ý tưởng nào để trấn an bản thân đi chăng nữa, phía bên kia cũng luôn có chiến lược để đánh bại mọi lí lẽ của bạn. Những cuộc tranh cãi của bạn với bản thân thực sự là một vòng luẩn quẩn. Nó chỉ chấm dứt khi sự chú ý của bạn bị lôi kéo bởi thứ gì đó khác.

Nghiên cứu trên Internet (Google): Mạng Internet đã mở ra những biên giới mới cho những người phải vật lộn với lo âu. So với trước kia khi không có mạng Internet, bạn phải tới một thư viện hay một hiệu sách để nghiên cứu về những nỗi lo của mình, thì giờ bạn chỉ cần một cú click chuột.

Khi bạn lo lắng cho cơn ho của mình, nhưng mạng Internet lại chỉ ra rằng nó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư. Thế là bạn lại lên mạng để tìm kiếm một chiếc phao cứu sinh - một trang web nói rằng điều đó không đúng. Việc này có thể giúp bạn loại bỏ đi 1 phần lo âu.

Hỏi ý kiến chuyên gia: Phương pháp này thường được áp dụng nhiều nhất đốivới những vấn đề về sức khỏe, nhưng những người có một số kiểu lo âu khác - về tài chính, bất động sản,.. cũng có thể tham khảo.

Nếu bạn hỏi ý kiến một chuyên gia về một nỗi lo, thì thường chỉ cần 1 lần là đủ. Họ sẽ giúp bạn thoát ra khỏi sự mắc kẹt của vòng lo âu lặp đi lặp lại, thay vào đó là những lời trấn an từ chuyên gia.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các phương pháp khác như: Hỏi ý kiến những tay mơ” - bạn bè, gia đình, đồng nghiệp và hàng xóm; Né tránh những gì khiến bản thân sợ hãi; hay tái cấu trúc nhận thức đi quá xa.

2.2. Đừng nghĩ đến những điều đó nữa

Nhiều khi bạn nhận ra rằng những suy nghĩ này là “phi lí” hay thật khó để nó xảy ra, và bạn không coi trọng nội dung của chúng. Thay vào đó, bạn tự hỏi tại sao mình lại liên tục có những suy nghĩ u ám và hi hữu như vậy. Bạn thậm chí có thể sợ hãi và chúng cũng khiến bạn phản ốm. Phản ứng của bạn là cố gắng, theo chiều khác nhau để kiềm chế hoặc thoát khỏi chúng.

Với lập trường thứ nhất, bạn sợ rằng lo âu đó là những dự đoán chính xác về rắc rối và bạn dành rất nhiều thời gian để nghĩ về chúng, nghiên cứu vấn đề, thảo luận nói với những người thân yêu, cố gắng thuyết phục bản thân là mình an toàn. Thì giờ đây, bạn chuyển sang việc lo lắng ấy ảnh hưởng đến bạn như thế nào? Tuy hai lập trường này có phần tương đồng, nhưng phần lớn cách thức mọi người sử dụng để cố gắng kiểm soát Lập trường thứ hai  khác biệt so với lập trưởng thứ nhất. Bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp mà mọi người hay dùng để “ngừng lo lắng” dưới đây:

Làm bản thân sao nhãng: Một phản ứng rất quen thuộc là cố gắng làm bản thân sao nhãng, để không suy nghĩ về những chủ đề khiến mình lo âu nữa. Điều này đôi khi sẽ giúp tâm trí bạn thoát khỏi một rắc rối nào đó, đặc biệt khi sự sao nhãng là một sự kiện bên ngoài, ví dụ như một cuộc gọi bất ngờ, hay một tình huống khẩn cấp từ gia đình.

Dừng suy nghĩ: Khi mọi người thấy rằng khả năng làm bản thân sao nhãng của mình kém dần đi theo thời gian, họ thường đẩy những nỗ lực của mình lên thành dừng suy nghĩ. Bạn có thể sử dụng phương pháp dừng suy nghĩ không? Đó là đừng nghĩ về nó!

Sử dụng chất gây nghiện: Thông thường, mọi người hay sử dụng những chất gây nghiện để kiểm soát những lo âu của bản thân. Mục tiêu của hành động này không phải là chống lại hay phủ nhận nội dung của suy nghĩ, mà chỉ đơn giản là ngăn chặn những suy nghĩ gây lo lắng xuất hiện.

Đồ ăn mang lại sự thoải mái: Giá như sự thoải mái này không khiến bạn lên cân và tăng cơn thèm thuồng thì tốt biết mấy. Và vì thế mà dĩ nhiên là nó không làm được như vậy, cảm xúc của bạn sẽ phụ thuộc vào đồ ăn: Đồ ăn ngon sẽ khiến bạn cảm thấy ngon miệng, và quên đi những lo lắng trong đầu mình.

3. Kết luận

Nếu như bạn là người lo lắng quá nhiều, hay chỉ là một người quan tâm đến chủ đề “lo âu” thì có thể  cân nhắc chọn đọc cuốn sách “Trò bịp bợm của lo âu” này. Đây là một cuốn sách self-help mà bạn không thể bỏ qua, ở đó tác giả sẽ giúp chúng ta tìm ra sự tồn tại của chứng lo âu, mối quan hệ giữa bạn và chúng và hơn hết là cách để đối phó với chúng.

Ảnh: Ngân Phạm - Bila Team

Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top